Soạn bài thơ Tràng giang của Huy Cận

  • Google+
  • LinkedIn
  • Pinterest
0
xemgiai1 - Soạn bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Soạn bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Bài làm

I.   Tìm hiểu chung

1.   Tác giả:

–   Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở tỉnh Hà Tĩnh.

–   Tham gia Cách mạng và tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh.

–   Là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới.

–   Các sáng tác là sự hào điệu giữa con người và xã hội, thơ giàu cảm xúc, chất suy tưởng và giàu triết lí.

–   Sác tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960)…

2.   Tác phẩm:

–   Bài thơ Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng (1940)

–   Đây là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận.

soan bai tho trang giang cua huy can - Soạn bài thơ Tràng giang của Huy Cận

II.   Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Ý nghĩa của lời đề từ:

“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

–   Cảm xúc: bâng khuâng tức là nỗi buồn phiền của nhà thơ khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên.

–   Khung cảnh thiên nhiên: trời rộng, sông dài => Gợi lên sự bao la, không gian rộng lớn…

–   Gợi nên cảm xúc chủ đạo của bài thơ đó chính là nỗi buồn trước thiên nhiên, cảnh vật.

Câu 2: Âm điệu chung của bài thơ:

–   Âm điệu buồn, lặng lẽ, chan chứa nỗi buồn man mác, da diết.

–   Điệu buồn – dập dềnh giông như sóng nước mênh mông.

–   Nhịp thơ ¾ tạo nên sự trầm ngâm, buồn rầu.

–   Tạo âm hưởng trôi chảy, triền miên với nỗi buồn kéo dài vô tận của con người trước dòng sông cuộc đời.

Câu 3: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển nhưng vẫn gần gũi, thân thuộc:

–   Không gian: rộng lớn, bao la

–   Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, thiếu bóng dáng của con người.

–   Những hình ảnh cổ điển: thuyền, nước, ánh nắng, sông dài, trời rộng, khói hoàng hôn…

–   Bên cạnh đó cũng có những nét mới: âm thanh tự nhiên, bình dị của cuộc sống.

–   Sự đan cài giữa yếu tố cổ điển với sự gần gũi, thân thuộc để tạo nên vẻ đẹp độc đáo, tinh tế cho bài thơ.

Câu 4: Tình yêu thiên nhiên thấm đượm lòng yêu nước thầm kín:

–   Sự cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, một nỗi sầu thấm đượm tình người.

–   Bên trong đó là sự ẩn chứa của lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết của tác giả.

–   Sự cô đơn được cảm nhận dựa trên sự đối lập giữa cuộc đời bé nhỏ của con người với vũ trụ bao la, rộng lớn.

–   Hình ảnh thơ lấy từ những vật gần gũi, tưởng chừng như tầm thường nhất đó chính là “củi một cành khô”.

–   Gắn cái tôi cá nhân với thân phận thi nhân đang mất nước ta thấy được tình yêu và nỗi buồn của tác giả trước vận mệnh của đất nước.

Câu 5: Những đặc sắc nghệ thuật:

–   Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, mang nét cổ kính.

–   Thủ pháp tương phản đối lập.

–   Sử dụng các từ láy gợi hình, gợi cảm.

–   Các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh.

–   Sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển với nét hiện đại.

III.   Tổng kết

–   Bài thơ Tràng giang đã khắc họa bức tranh thiên nhiên vùng sông nước, thể hiện nỗi sầu, cô đơn của cái tôi trước sự bao la, rộng lớn của vũ trụ.

–   Niềm khao khát được hòa nhập với cuộc đời lớn và bày tỏ tình yêu nước thầm kín mà tha thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *